Kinh tế

Việt Nam cần có biện pháp giảm thiểu rủi ro hàng hóa xuất khẩu

Donald Trump đắc cử hứa hẹn một nhiệm kỳ sẽ áp đặt thuế quan lên hàng loạt hàng hóa nhập từ các nước trong đó có Việt Nam. Cùng lắng nghe chuyên gia Mỹ có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Việt Nam chia sẻ góc nhìn về vấn đề này.

Tác giả: David Dapice

08 tháng 11, 2024 lúc 5:20 PM

“Việt Nam thành công trong việc đón dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển dịch khỏi Trung Quốc do lương công nhân tại nhà máy Trung Quốc tăng và thuế quan của Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc nhưng chưa phát triển được mạng lưới sâu rộng các nhà cung cấp trong nước,” giáo sư kinh tế David Dapice nhận xét vậy trong thư điện tử. “Dư thừa lao động nông nghiệp đang giảm dần và Việt Nam cần tăng năng suất lao động để tiếp tục tăng trưởng nhanh.”

23.jpg
Ông David Dapice là nhà kinh tế học, giảng viên tại đại học Tufts. Ông có nhiều năm nghiên cứu về kinh tế Việt Nam và hiện là kinh tế gia thuộc chương trình Harvard Vietnam ở đại học Columbia.

1. Ông nghĩ thế nào về những thay đổi trong chính sách thuế quan khi ông Trump trở thành tổng thống?

Ông Trump thích sử dụng chính sách thuế quan, thực chất là thuế bán hàng đánh vào người tiêu dùng, và muốn cắt giảm thuế thu nhập, đặc biệt đối với các tập đoàn và người có thu nhập cao. Nhiều khả năng ông ấy sẽ quyết liệt áp dụng chính sách thuế quan trong nhiệm kỳ II.

2. Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông Donal Trump, Việt Nam được cho là hưởng lợi trong thương mại Việt – Mỹ. Vậy còn nhiệm kỳ sắp tới của ông Trump?

Nhiều quan chức từng làm việc dưới thời ông Trump nói rằng, chính sách Trump 2.0 sẽ ít bị hạn chế hơn chính quyền trước đó. Nếu hàng ngàn vị trí công chức được đảm nhiệm bởi những chính trị gia trung thành với ông Trump, có lẽ chính sách sẽ khó đoán định hơn. Điều này có khả năng sẽ hiện thực hoá thái độ không hài lòng của ông Trump với mức thâm hụt thương mại song phương bằng hàng loạt thuế quan trừng phạt với hàng hoá xuất khẩu, trong đó có hàng hóa từ Việt Nam.

3. Ông nghĩ thế nào về vị thế của Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa?

Việt Nam đang cố gắng giữ vai trò trung lập và là một nhà cung ứng đáng tin cậy. Đây là một điều khó khăn bởi quốc gia này phải nhập khẩu đầu vào từ Trung Quốc, trong khi các đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản ngày càng không muốn phụ thuộc vào Trung Quốc. Trung Quốc cũng trợ giá cho nhiều mặt hàng công nghiệp - những nguyên vật liệu đầu vào mà Việt Nam nhập khẩu, sau đó lắp ráp và xuất khẩu sang Mỹ. Điều này đồng nghĩa, Việt Nam không trợ giá cho sản phẩm xuất khẩu, nhưng lại xuất khẩu sang Mỹ các sản phẩm được lắp ráp từ những nguyên vật liệu được trợ giá từ Trung Quốc.

4. Nếu chính sách Trung Quốc cộng 1 tiếp tục được thực thi, có rủi ro nào đối với Việt Nam, và sẽ tác động tới toàn bộ hoạt động xuất khẩu hay một vài nhóm ngành cụ thể?

Chắc chắn sẽ tồn tại nhiều rủi ro với hoạt động xuất khẩu từ Việt Nam khi ông Trump trở thành tổng thống. Tôi không nghĩ rằng những ngành xuất khẩu truyền thống như dệt may, giày da sẽ bị ảnh hưởng quá nhiều, cũng khó để dự đoán với các ngành như xuất khẩu sản phẩm gỗ, nội thất hay các mặt hàng máy móc, điện tử. Tôi nghĩ rằng sẽ có những nhóm lợi ích cố gắng thoả thuận để giảm bớt rủi ro, nhưng cách tiếp cận của ông Trump sẽ có thể ảnh hưởng tới nhiều mặt hàng xuất khẩu từ Việt Nam.

Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn

https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/viet-nam-can-co-bien-phap-giam-thieu-rui-ro-hang-hoa-xuat-khau-52595.html

Đăng ký nhận bản tin miễn phí

Liên hệ

Hợp tác quảng cáo

Chăm sóc khách hàng: (028) 888 90868

Email: cs@bloombergbusinessweek.vn

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh

Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 8889.0868

Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn

© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media