Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Tài chính
Với nhiệm kỳ thứ hai của mình, ông Trump sẽ tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế Mỹ bằng các biện pháp chính sách tài khoá và tiền tệ mạnh mẽ hơn, kèm theo chính sách như giảm thuế và hỗ trợ đầu tư.
Tác giả: Stephen Chiu
08 tháng 11, 2024 lúc 5:01 PM
Nhiều dự đoán cho thấy kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trong ngắn hạn, dẫn tới giá cổ phiếu cũng hưởng lợi, tiếp tục đà tăng trưởng. Điều này gây ra hiệu ứng “giàu hơn” (wealth effect), kích thích chi tiêu của người dân trong nước.
Điều đáng chú ý là lập trường cứng rắn của Mỹ đối với Trung Quốc vẫn sẽ duy trì, thậm chí có nguy cơ gia tăng. Đồng nghĩa chính sách thuế thương mại mới là nguy cơ tăng lạm phát toàn cầu và ở Mỹ. Đặc biệt, trong trường hợp ông gây sức ép lên cục Dự trữ liên bang (Fed), trong việc cắt giảm lãi suất nhanh hơn vì lợi ích của nền kinh tế và thị trường chứng khoán.
Tính bền vững của nền kinh tế và hệ thống tài chính của Mỹ, và vai trò thống trị của đồng đô la Mỹ trên toàn cầu vẫn là một dấu hỏi lớn trong tương lai?
Khi ông Trump quay lại Nhà Trắng, khả năng tâm lý lo ngại rủi ro của đầu tư sẽ gia tăng đột ngột, họ sẽ tìm kiếm các tài sản an toàn hơn, bao gồm cả đồng bạc xanh. Trong ngắn hạn, với chính sách bảo hộ thương mại gia tăng, giá trị của đô la Mỹ sẽ tiếp tục leo thang. Bài học từ quá khứ cho thấy, chỉ sau khi ông Trump đạt được thỏa thuận ngoại giao với các nước như Trung Quốc và Mexico, tâm lý nhà đầu tư mới được giải toả. Đây là lúc giá đô la sẽ rớt so với các loại tiền tệ khác, đồng nghĩa các đồng tiền ở các quốc gia mới nổi sẽ tăng so với đô la Mỹ.
Bức tranh tiền tệ trong ngắn hạn và dài hạn
Trong ngắn hạn, trọng tâm vẫn sẽ là chính sách thuế quan của ông Trump. Các kịch bản kỳ vọng về các mức thuế áp dụng toàn cầu sẽ khoảng 10% cho tới 20%, đối với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ. Thậm chí, mức thuế dành cho hàng hóa từ Trung Quốc có thể lên tới 60%.
Điều này đồng nghĩa đồng đô la Mỹ có thể tăng mạnh so với các đồng tiền châu Á, đặc biệt là những đồng tiền tệ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, như nhân dân tệ. Ngoài nhân dân tệ, won Hàn Quốc và đô la Đài Loan cũng chịu tác động đáng kể do quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc, cùng với các rủi ro căng thẳng từ eo biển Đài Loan.
Các đồng tiền tại khối ASEAN sẽ ít bị chịu tác động trước sức mạnh của đồng đô la, khi làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng vẫn tiếp tục diễn ra, mang lại lợi ích cho hệ thống sản xuất ở Thái Lan và Việt Nam. Điều tương tự đã xảy ra trong nhiệm kỳ trước của ông Trump, từ 2016 đến 2020, mức biến động của đồng tiền tại khu vực Đông Nam Á sẽ không quá lớn, đặc biệt nếu Mỹ tập trung vào chính sách thuế quan cho các quốc gia khác.
Trong trung hạn, khi các thỏa thuận thương mại được thương thảo và ký kết đồng bạc xanh sẽ điều chỉnh giảm giá mạnh hơn so với các đồng tiền châu Á. Đặc biệt, ông Trump luôn mong muốn đô la Mỹ yếu hơn và nhân dân tệ (cùng với yen Nhật) mạnh hơn. Trong trường hợp các biện pháp tăng giá đồng tiền tệ được đưa vào bất kỳ thỏa thuận thương mại mới giữa Mỹ và Trung Quốc, nhân dân tệ có thể tăng giá mạnh. Ưu tiên của ông Trump là nới lỏng chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá cũng sẽ tiếp tục gia tăng mối lo ngại về thâm hụt ngân sách Mỹ và sự thống trị của đồng đô la.
Tương lai của tiền đồng Việt Nam
Nếu đồng đô la yếu đi so với các loại tiền tệ khác, tiền đồng của Việt Nam được dự đoán sẽ hưởng lợi và tăng giá. Trong trường hợp các mức thuế cao chỉ áp dụng cho hàng hóa từ Trung Quốc mà không phải dành cho các quốc gia khác, đồng Việt Nam có thể được hưởng lợi từ sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu, tạo ra hỗ trợ bền vững hơn cho xuất khẩu và thặng dư thương mại.
Dẫu vậy, rủi ro nằm ở việc liệu ông Trump cân nhắc áp dụng thuế toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Việt Nam có thể phải chịu thuế quan cùng với các quốc gia khác, thậm chí bị áp thuế riêng biệt. Điều này không phải là không thể xảy ra, vì Việt Nam vẫn nằm trong danh sách theo dõi của bộ Tài chính Mỹ đối với các nước có thặng dư tài khoản vãng lai lớn và thặng dư thương mại cao với Mỹ. Việt Nam có nguy cơ bị “dán nhãn” thao túng tiền tệ. Nếu điều này xảy ra, đồng Việt Nam có thể chịu áp lực cho đến khi có một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Việt Nam được ký kết, trong đó bao gồm các biện pháp tăng giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ và nâng cao tính minh bạch trong chính sách tiền tệ của Việt Nam, đặc biệt các biện pháp can thiệp tỉ giá.
Khi Việt Nam ngày càng trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tương tự như sự chuyển mình của Trung Quốc vào những năm 2000, tiền đồng Việt Nam không quá mạnh sẽ giúp duy trì tăng trưởng xuất khẩu và thặng dư thương mại. Tuy nhiên, giống như Trung Quốc, điều này cũng có thể khiến các đối tác toàn cầu, đặc biệt là Mỹ, kêu gọi tăng giá đồng Việt Nam để cân bằng môi trường thương mại.
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/dong-bac-xanh-voi-tien-te-chau-a-52593.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media