Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Giải pháp
Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp ngày nay sống trong một thế giới mà mọi động thái đều có thể khiến một ai đó phẫn nộ. Các trường kinh doanh có thể giúp họ xử lý điều đó như thế nào.
Tác giả: Paul Keegan
24 tháng 10, 2024 lúc 4:53 PM
Trong năm bầu cử đầy biến động này, nhiều vấn nóng, từ nhập cư tới quyền phá thai, chiếm nh các tiêu đề báo chí. Giới lãnh đạo kinh ần phải làm gì? Việc chọn một phe có thể gây mất lòng khách hàng hoặc đối tác, trong khi im lặng lại tạo ấn tượng rằng doanh nghiệp thờ ơ với những vấn đề xã hội. Tệ hơn nữa, nếu cố gắng đi nước đôi, doanh nghiệp có thể làm mất lòng cả hai phía.
Nhận thấy điều này, nhiều chương trình MBA đã chú trọng đến việc trang bị cho các nhà lãnh đạo tương lai kỹ năng xử lý những tình huống nhạy cảm về chính trị. Theo các chuyên gia về lãnh đạo doanh nghiệp và tác động xã hội, các trường kinh doanh hiện nay cần đào sâu hơn vào các vấn đề chính trị và xã hội trong giáo trình của mình. Alison Taylor, phó giáo sư ở trường Kinh doanh Stern, đại học New York, và là tác giả cuốn Higher Ground: How Business Can Do the Right Thing in a Turbulent World (Vị thế đạo đức: Doanh nghiệp có thể làm điều đúng trong một thế giới nhiễu loạn như thế nào).
Khi cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tăng nhiệt vào mùa Thu này, giới lãnh đạo kinh doanh sẽ đứng trước thử thách chưa từng thấy. Nên Bloomberg Businessweek hỏi xin lời khuyên từ Taylor và hai học giả tên tuổi khác ở trường kinh doanh về cách xử lý những vấn đề gây chia rẽ và đánh động cảm xúc nhất của mùa bầu cử. Hai người kia là Jeffrey Sonnenfeld, giáo sư về thực hành quản trị ở trường Quản trị Yale, đồng thời là người sáng lập kiêm chủ tịch viện Lãnh đạo Doanh nghiệp Yale; và David Bach, giáo sư chiến lược và kinh tế chính trị kiêm chủ tịch viện Phát triển Quản trị Quốc tế ở Lausanne, Thụy Sĩ.
Một CEO phải xử lý như thế nào với cuộc bầu cử tổng thống 2024?
Alison Taylor: Về cuộc đấu Trump-Harris, tôi sẽ rất cẩn trọng khi xác định lập trường với vai trò doanh nghiệp. Bạn có đang hành động đại diện cho đội ngũ lãnh đạo cấp cao của công ty không? Hay đại diện cho người lao động nói chung? Hay là cổ đông? Thay vì vậy, hãy tập trung vào những lĩnh vực doanh nghiệp có thể có tác động thật sự. Tôi sẽ hạn chế việc kiểm soát phát ngôn của nhân viên trên mạng xã hội.
Thay vì vậy, hãy hỗ trợ họ tham gia vào chính trị, như cho nghỉ phép chính thức để họ có thời gian đi bỏ phiếu. Hay các sáng kiến như Dự án tranh luận tốt hơn của Allstate Insurance, chuyên đào tạo nhân viên cách tranh luận sao cho tôn trọng hơn. Những chương trình như vậy hướng dẫn mọi người thôi không coi việc tranh luận thắng là mục tiêu, mà làm sao để họ trở nên cảm thông hơn.
David Bach: Trong trường hợp thung lũng Silicon, hầu hết những người trẻ làm nghề chuyên môn có đầu óc khá tự do, nên một công ty công khai ủng hộ Trump có nguy cơ bị nhiều đối tác then chốt ghẻ lạnh. Tất nhiên, những ai làm việc cho [doanh nhân khởi nghiệp và nhà đầu tư vốn mạo hiểm] Peter Thiel biết rằng ông có quan điểm tân bảo thủ và ủng hộ Trump, họ thấy điều đó hấp dẫn hoặc không quan tâm. Điều quan trọng là bạn hiểu cảm xúc của người lao động.
Nhân viên, khách hàng và các bên có lợi ích liên quan sẽ dựa trên lập trường của họ để đánh giá niềm tin về doanh nghiệp. Do đó câu hỏi là bạn có biết các đối tác của mình đủ rõ để hiểu hết hiệu ứng mạng lưới của một lập trường rõ ràng hay không?
Một CEO phải xử lý như thế nào với cuộc chiến văn hóa?
David Bach: Bud Light đã dạy cho giới lãnh đạo kinh doanh một bài học quan trọng [bằng bài đăng trên Instagram với một influencer là người chuyển giới, dẫn tới một cuộc tẩy chay và doanh số lao dốc]: Hãy tránh tuyên xưng những sứ mệnh mà nhiều khách hàng của bạn chưa đón nhận hoàn toàn. Người sáng lập Nike Phil Knight biện minh cho quyết định tham gia vào cuộc chiến văn hóa này khi mời tiền vệ bóng bầu dục Colin Kaepernick làm đại sứ thương hiệu với tuyên bố: “Bao nhiêu người ghét thương hiệu của bạn không quan trọng, miễn là còn đủ người yêu mến nó.” Tất nhiên, câu hỏi ở đây là bao nhiêu mới là đủ? Bud Light sai chính là ở đó.
Một CEO phải xử lý như thế nào với đa dạng, bình đẳng và dung nạp?
Jeffrey Sonnenfeld: Các công ty cần giữ vững lập trường với niềm tin của họ, dù là về sự đa dạng lực lượng lao động hay trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nhà tài phiệt George Weyerhaeuser, đảng viên Cộng hòa, từng nói với tôi: “Chúng tôi có được giấy phép kinh doanh từ xã hội, và nếu vi phạm những quy định của xã hội, giấy phép đó có thể bị thu hồi.” Các công ty vẫn có thể trở thành một tổ chức có trách nhiệm cộng đồng mà không phải sử dụng những từ ngữ như DEI (diversity, equity and inclusion—đa dạng, bình đẳng và dung nạp)
David Bach: DEI vẫn là vấn đề quan trọng với phần lớn giới doanh nghiệp Mỹ, nhưng vỗ ngực xưng tên vì chuyện đó giờ không còn hợp thời. Và điều đó chưa chắc đã dở. Sứ mệnh nội tại của DEI vẫn được đề cao. Các công ty muốn có đội ngũ tài năng đa dạng nhất có thể, và sẽ hưởng lợi từ lực lượng lao động phản ánh được tính đa dạng của nước Mỹ. Ta vẫn có thể làm vậy mà không cần giương cao ngọn cờ DEI, và trung dung một ít so với bên ngoài có lẽ là điều khôn ngoan với những công ty như John Deere, vốn có nhiều khách hàng có quan điểm bảo thủ. Cam kết với DEI trong chính sách nhân sự và hô vang điều đó với bên ngoài, rằng đó là trụ cột của doanh nghiệp, là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Vì lý do đó, đừng nghĩ Apple hay McKinsey sẽ thay đổi cách tiếp cận điềm tĩnh của họ nếu họ muốn tiếp tục thu hút và giữ lại những tài năng giỏi nhất.
Một CEO phải xử lý như thế nào với vấn đề nhập cư?
Alison Taylor: Nhập cư hợp pháp, được quản lý tốt, công bằng là điều tích cực với hầu hết các công ty và xã hội nói chung, nhất là khi tỉ lệ sinh giảm dẫn tới thiếu hụt lao động. Về mặt lịch sử, đó cũng là giá trị Mỹ nền tảng. Nhưng tình hình đã trở nên phân cực, chủ yếu vì các vụ vượt biên bất hợp pháp và nỗi sợ hãi di cư trái phép—đây là đề tài rất đa sắc thái, trong một môi trường mạng xã hội thiếu nhạy cảm. Doanh nghiệp có thể đối phó bằng cách nhấn mạnh vào câu chuyện di cư thành công. Nhiều CEO ở thung lũng Silicon đáp ứng tiêu chí này. Các công ty cũng có thể nói về những người đã đóng góp lớn lao cho nền kinh tế và kết hợp điều đó với thông điệp về lợi ích của di cư hợp pháp.
Jeffrey Sonnenfeld: Nếu một đảng chính trị có lập trường không hay với visa H-1B [cho phép đơn vị sử dụng lao động Mỹ thuê lao động nước ngoài có kỹ năng cao], các CEO sẽ không ngần ngại lên tiếng. Và họ cần lên tiếng. Họ không hề bài ngoại hay có quan điểm cô lập. Dưới thời Trump, các công ty như Meta và Alphabet đã có kế hoạch thuê văn phòng ở Toronto và Vancouver vì vấn đề visa. Hành động tập thể như vậy—tức tuyên bố: “Chúng tôi sẽ đưa công ăn việc làm ra khỏi nước Mỹ và sang các nước láng giềng thân thiện”—đã khiến Trump đổi ý về vấn đề visa H-1B. Các CEO cần sẵn sàng hành động như vậy để thu hút sự chú ý.
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/ceo-va-cam-bay-khi-bay-to-quan-diem-52507.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media