Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Giải pháp
Suất sinh lợi tốt nhất khi có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm để thành công.
Tác giả: Dimitra Kessenides
24 tháng 10, 2024 lúc 5:34 PM
Bốn sinh viên mới tốt nghiệp từ ba trường—Trường Kinh doanh Kogod của Đại học American (xếp hạng 56 trong bảng xếp hạng các trường kinh doanh tốt nhất gần đây của chúng tôi tại Mỹ), Trường Kinh doanh Gabelli của Đại học Fordham (xếp hạng 54), và Trường Kinh doanh McCombs của Đại học Texas-Austin (xếp hạng 19)—chia sẻ về quyết định quay lại trường học toàn thời gian trong một chương trình kinh doanh. Điểm chung của họ: ý thức mạnh mẽ về bản thân và mục đích, cùng với những mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng đòi hỏi sự đào tạo và kỹ năng nâng cao.
Hiva Hosseini, 29 tuổi
Trường Kinh doanh Gabelli, đại học Fordham; hiện là quản lý cấp trung mảng đầu tư, Wells Fargo & Co.
Tôi đã học cử nhân ngành kỹ thuật y sinh ở đại học Boston. Tôi muốn phát triển các thiết bị y khoa sáng tạo, và khoảng hai năm sau khi tốt nghiệp tôi đã làm công việc đấy. Tôi làm cho một công ty tập trung vào phẫu thuật cột sống. Không lâu sau khi tôi gia nhập công ty đấy thì Medtronic mua lại nó. Khi đó tôi nhận thấy tác động của vụ sáp nhập, nhờ đó mà sản phẩm của công ty sẽ tới được với nhiều người hơn hẳn. Tôi bắt đầu nhận ra mình có thể tạo tác động lớn hơn lên đời sống mọi người nếu tiếp cận từ khía cạnh kinh doanh mà vẫn bám sát mục tiêu của mình. Nhưng tôi chưa biết gì về tài chính hay kế toán.
Học MBA là quyết định vào phút chót của tôi. Tôi đã nộp hồ sơ vào ba trường ở thành phố New York, bao gồm Gabelli, tôi sống ở đó và không muốn chuyển đi. Tôi chưa bao giờ nghĩ tới chuyện chi phí. Tôi nghĩ đó là một khoản đầu tư vào bản thân. Tôi cho rằng dù kiếm được việc gì, dần dần tôi sẽ trả được hết nợ. Tôi tin rằng bằng MBA quan trọng và có ích, nhất là với người thay đổi định hướng sự nghiệp như tôi.
Dabreon Darby, 26 tuổi
Trường Kinh doanh Kogod, đại học Mỹ (American University); chương trình đào tạo tài năng của JPMorgan Chase & Co.
Nhiều người đi học trường kinh doanh nghĩ rằng nếu họ vào được trường cụ thể nào đó, thì họ sẽ không phải làm việc quá cực nhọc. Nhưng tôi tin rằng ta vẫn phải chăm chỉ như thường.
Tôi học chuyên ngành địa chất và khoa học môi trường ở đại học Bucknell, rồi đi làm ba năm. Tôi bắt đầu tìm trường kinh doanh vì muốn tìm hiểu công việc kinh doanh, cách thức điều hành doanh nghiệp sao cho bền vững và có lợi nhuận. Và tôi cũng muốn làm việc mình chưa từng làm trước kia, như viết mã và lập trình.
Các công ty tuyển người có bằng thạc sĩ mà tôi đã tham gia phỏng vấn sẽ không để mắt nếu tôi chưa học trường kinh doanh. Đặc biệt là khi tôi tốt nghiệp từ một trường khoa học xã hội. Một số doanh nghiệp sẽ nói: “Địa chất học thì liên quan gì tới kinh doanh?” Họ không thể thấy bằng cấp đó liên hệ với việc giải quyết những vấn đề của thế giới thực ra sao, tôi sẽ phải giải thích.
Từ khi tốt nghiệp, tôi đã gia nhập hội đồng quản trị một tổ chức khí hậu phi lợi nhuận, với vai trò thủ quỹ. Tôi có cơ hội áp dụng kiến thức về kế toán và tài chính cho công việc đó và công việc ở Chase. Cơ hội xuất hiện với tổ chức phi lợi nhuận là nhờ mối quan hệ tôi đã xây dựng ở trường kinh doanh.
Molly Latham, 35 tuổi
Trường Kinh doanh McCombs, đại học Texas, Austin
Cha tôi là một nhà từ thiện lớn. Ông đã dạy cho chúng tôi trách nhiệm phụng sự cộng đồng, đó là khoản tiền thuê nhà ta phải trả vì đã sống trong thế giới này. Mỗi tháng chúng tôi dành ra một cuối tuần làm công việc thiện nguyện cùng nhau.
Sau khi tốt nghiệp đại học, tôi đã làm việc trong thế giới phi lợi nhuận khoảng 10 năm. Tôi thử chuyển sang hoạt động vì lợi nhuận vài năm trước. Khi trao đổi với những quản lý làm công tác tuyển dụng, tôi thường thấy họ không coi trọng các kỹ năng tôi đã phát triển được, thái độ của họ như kiểu “người làm phi lợi nhuận đơn giản không hiểu được.”
Với nền tảng trong lĩnh vực này, kinh nghiệm phụng sự xã hội, và nhạy bén kinh doanh, tôi thấy mình có thể tới làm cho một doanh nghiệp có tác động xã hội. Tôi đã cố gắng lập chiến lược và nghĩ: “Mình phải định vị bản thân ra sao để có được công việc mình muốn?” Bằng MBA đặc biệt có ích.
Tôi đã kết hôn lúc nộp hồ sơ học và đang sống ở Austin. McCombs là lựa chọn duy nhất với tôi, nên tôi đã xin vào đó. Tôi tốt nghiệp hồi tháng Năm, và vẫn đang tìm việc trong lĩnh vực tôi muốn làm. Lĩnh vực đó rất cạnh tranh, và rất được trọng vọng. Thị trường việc làm hiện đang rất cạnh tranh.
Sự nghiệp của tôi cảm giác không thể cứu vãn được nữa khi chi phí sinh hoạt và nợ sinh viên là vẫn phải trả. Tôi đã phải tự vấn rất sâu sắc. Ta dễ quên nhất những lựa chọn của mình khi gặp thách thức. Nhưng khi nhìn lại động cơ ban đầu, tôi thấy công việc tạo ra tác động xã hội đã giúp tôi mở rộng kỹ năng nhờ phát triển giáo dục cho chính mình. Tôi đã đạt được điều mình đặt ra: Tôi tin tưởng ở giáo dục, kỹ năng, và mạng lưới quan hệ mình đã xây dựng. Không phải có bằng MBA rồi sẽ có hết, đó chỉ là công cụ bổ sung cho bộ kỹ năng của bạn. Ta còn phải biết cách sử dụng nó nữa.
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/hoc-mba-la-quyet-dinh-dau-tu-dang-de-can-nhac-52508.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media