Kinh tế

Đơn hàng mới tiếp tục giảm, ngành sản xuất kém sắc

Nhu cầu suy giảm khiến đơn hàng mới trong ngành sản xuất giảm theo. Chỉ số Quản trị nhà mua hàng (PMI) tại Việt Nam tháng Hai vẫn chưa trở về mức trên 50, theo S&P Global Market Intelligence.

Ảnh: Linh Phạm

Ảnh: Linh Phạm

Tác giả: Linh Chi

05 tháng 3, 2025 lúc 1:23 PM

Hoạt động sản xuất tại Việt Nam ảm đạm hơn trong tháng Hai, chủ yếu do nhu cầu suy giảm kéo theo các đơn hàng mới trong ngành sản xuất đi xuống. Số liệu từ S&P Global chỉ ra, đơn hàng mới đã giảm liên tục tháng thứ năm liên tiếp, hiện ở mức thấp nhất kể từ tháng Chín năm ngoái. 

Tương tự, đơn hàng xuất khẩu mới giảm mạnh trong tháng Hai. Chỉ số PMI tháng Hai tại Việt Nam dù tăng nhẹ so với tháng trước, nhưng vẫn dưới mốc 50 điểm, ngưỡng cho thấy hoạt động sản xuất bình thường. “Các nhà sản xuất tại Việt Nam tiếp tục cho biết nhu cầu yếu khiến cho hoạt động sản xuất sẽ phải vật lộn để lấy đà,” kinh tế trưởng Andrew Haker của S&P Global Market Intelligence bình luận.

Made with Flourish

Những người tham gia khảo sát cho biết, nhu cầu giảm cả ở thị trường nội địa lẫn quốc tế. Nhu cầu xuất khẩu giảm khi việc mở mới hoạt động kinh doanh mới ở nước ngoài giảm lần thứ tư liên tiếp. Cùng với bức tranh kém tích cực về số lượng đơn hàng mới, sản lượng sản xuất cũng tiếp tục có tháng thứ hai liên tiếp giảm.

Nguyên nhân khác khiến cho hoạt động sản xuất bị đình trệ là tình trạng giao hàng kéo dài. Năm tháng liên tiếp các nhà sản xuất phải chấp nhận tình trạng này. “Các vấn đề về vận tải là trở ngại lớn trong tháng Hai, đặc biệt là thời gian và mức độ sẵn sàng của dịch vụ giao nhận. Những doanh nghiệp cho biết họ hy vọng hạn chế này sớm được cải thiện và nhu cầu đối với đơn hàng mới cũng tương tự trong năm nay,” đại diện S&P nói. 

Tồn kho hàng hoá đầu vào và tồn kho thành phẩm đều giảm trong bối cảnh đơn hàng mới thấp và sản xuất giảm. Các doanh nghiệp cho biết, ngoài nguyên nhân thiếu phương tiện vận tải, chi phí vận chuyển tăng lên khi giá nguyên liệu tăng, gián tiếp gia tăng chi phí đầu vào. Các nhà sản xuất có tháng thứ hai liên tiếp giảm giá bán trong bối cảnh nhu cầu suy yếu.

 Ông Suan Teck Kin, giám đốc khối Nghiên cứu và Thị trường toàn cầu tại ngân hàng UOB Singapore từng cảnh báo rủi ro sụt giảm đơn hàng mới và đơn hàng xuất khẩu của Việt Nam. “Trước tháng Một năm nay, các nhà mua hàng sẽ tranh thủ mua thêm để lấp đầy kho nhằm chuẩn bị cho thuế quan. Ở thời điểm hiện tại, tôi nghĩ tất cả mọi người đều cẩn trọng quan sát.”

Tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tính từ đầu năm tới giữa tháng Hai đạt 47,3 tỉ USD, theo số liệu của tổng cục Hải quan. Việt Nam nhập siêu 198 triệu USD.

Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn

https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/don-hang-moi-tiep-tuc-giam-nganh-san-xuat-kem-sac-52838.html

#PMI
#đơn hàng mới
#sản xuất

Đăng ký nhận bản tin miễn phí

Liên hệ

Hợp tác quảng cáo

Chăm sóc khách hàng: (028) 888 90868

Email: cs@bloombergbusinessweek.vn

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh

Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 8889.0868

Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn

© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media