Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Kinh doanh
Sau khi tổng thống Trump chia sẻ kết quả điện đàm về thuế đối ứng hôm 2.7, nhiều doanh nghiệp ngành gỗ thở phào khi kịch bản xấu nhất không xảy ra. Cơ hội nào cho ngành này sau thỏa thuận thuế quan Việt - Mỹ?
Hình ảnh: Shutterstock
Tác giả: Halley Dao
07 tháng 7, 2025 lúc 8:51 PM
Dù mức thuế 20% vẫn tạo áp lực, các doanh nghiệp xuất khẩu nhìn nhận đây là cơ sở để chủ động tái cơ cấu, mở rộng phân khúc ít rủi ro và củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Việc Mỹ áp thuế đối ứng đã được thông báo từ đầu quý II năm nay. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ngành gỗ đạt 8,1 tỉ USD nửa đầu năm, tăng 8% so với cùng kỳ và thị trường Mỹ chiếm 56% tổng giá trị. Tuy nhiên, không giống các lĩnh vực xuất khẩu khác, ngành gỗ chủ yếu sản xuất nội địa, ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu, đây là lợi thế.
Cơ hội giữa “bão thuế”
"Con số 20% nằm trong kịch bản đã chuẩn bị", ông Nguyễn Chánh Phương – phó chủ tịch hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP.HCM Hawa – cho biết. Ông cũng nhấn mạnh thêm, để không đẩy giá cao nhất đến tay người tiêu dùng Mỹ, nhiều doanh nghiệp thời gian qua đã chủ động thương lượng thuế với đối tác Mỹ theo tỉ lệ 1:2 hoặc 1:3 tùy theo quy trình sản xuất.
Trong cơn bão thuế, các doanh nghiệp ngành xuất khẩu gỗ vẫn tự tin có những cơ hội tốt, đặc biệt là nhóm hàng dự án (contract furniture) chuyên cung cấp cho các công trình, khách sạn. Theo đại diện Hawa, nhóm hàng này đối tác phải mua đúng tiến độ, biên lợi nhuận cao nên mang đến cơ hội thương lượng tốt cho các nhà cung cấp trong nước. "Về phía nhà mua hàng lớn, họ đang đa dạng hóa chuỗi cung ứng, không còn phụ thuộc Trung Quốc”, cũng là lý do khiến hàng dự án thành cơ hội. Từ đầu năm, theo Hawa, số lượng nhà mua mới tìm nguồn hàng ở Việt Nam tăng mạnh.
Việt Nam đứng thứ năm thế giới về xuất khẩu đồ gỗ, sau Trung Quốc, Ba Lan, Đức, Italy. Lợi thế nhân công, tay nghề, logistics ngày càng hoàn thiện. Sản phẩm gỗ gắn với bất động sản, xây dựng, nên nhóm hàng dự án ổn định. “Điểm tốt nhất là tâm lý thị trường đã ổn định,” đại diện ngành gỗ nói về kết quả đàm phán ban đầu. Điều này giúp doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất, giữ lao động, giữ khách.
Ẩn số “hàng trung chuyển”
Tuy vậy, nguy cơ gian lận xuất xứ vẫn treo lơ lửng với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt với các đơn vị nhỏ, quản trị yếu, khả năng bị điều tra ‘trung chuyển’ rất dễ xảy ra. Nếu vi phạm, doanh nghiệp có thể bị phạt thêm thuế. Chưa kể, điều này gây mất uy tín hoặc ảnh hưởng dây chuyền trong ngành. Hiện, các mặt hàng gỗ xuất khẩu vẫn phải nhập một số nguyên liệu phụ trợ như vải, da, kim loại. Tuy nhiên, theo Hawa, nếu các bước đàm phán tiếp theo chấp nhận tỉ lệ nguyên liệu ngoài gỗ quanh mức 35%, doanh nghiệp trong ngành khá tự tin thực hiện.
Nếu bị siết chặt, doanh nghiệp phải tìm nguồn thay thế hoặc đầu tư chuỗi cung ứng, nhưng không phải ai cũng đủ vốn. Trong khi đó, chi phí tài chính, lao động, logistics tăng khiến biên lợi nhuận hàng bán lẻ bị bào mòn.
Hawa cho biết sẽ hỗ trợ doanh nghiệp chuẩn hóa hồ sơ, truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Giải pháp mở rộng thị trường sang EU, Nhật, Hàn Quốc– nơi thuế ổn định cũng được tính đến nhưng đòi hỏi chứng chỉ FSC, phát triển bền vững. Đây là rào cản nhưng cũng là động lực nâng chuẩn sản xuất. Ngoài ra, thương lượng chia sẻ thuế với đối tác Mỹ vẫn tiếp tục, giúp đôi bên chia sẻ gánh nặng. “Trong ngắn hạn, Mỹ vẫn là thị trường tích cực,” đại diện Hawa nói.
Ngành gỗ Việt Nam giữ vững vị thế tốp 5 của thế giới nhờ năng lực sản xuất chủ động, thích ứng nhanh. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp của Việt Nam đã xây dựng được tên tuổi trong ngành xuất khẩu gỗ trong khu vực, nâng cao vị thế cạnh tranh. Thuế đối ứng chỉ là một phần rủi ro toàn cầu. Nếu kiểm soát tốt nguồn gốc, minh bạch, doanh nghiệp vẫn duy trì được thị phần ở Mỹ và mở rộng sang thị trường khó tính khác.
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/co-hoi-nao-cho-nganh-go-tai-viet-nam-sau-dam-phan-thue-doi-ung-53685.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media