Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Tài chính
VN-Index vừa có tuần tăng điểm mạnh nhất kể từ đầu tháng 4, dẫn đầu bởi các cổ phiếu vốn hóa lớn và sự quay trở lại của dòng tiền ngoại.
Hình ảnh: Brent Lewin/ Bloomberg
Tác giả: Quỳnh Lê
19 tháng 5, 2025 lúc 11:59 AM
Chỉ số VN-Index tăng 2,7% trong tuần kết thúc ngày 17.5, với thanh khoản bình quân đạt gần 24.000 tỉ đồng mỗi phiên, tăng 39% so với tuần trước đó. Khối ngoại mua ròng 2.900 tỉ đồng, đánh dấu "tuần mua ròng mạnh nhất kể từ đầu năm 2023," theo báo cáo của HSC.
"Đợt phục hồi gần 10% trong thời gian ngắn mà không có nhịp điều chỉnh rõ ràng đã khiến phiên điều chỉnh cuối tuần qua mang tính kỹ thuật," báo cáo này nhận định. Bản chất của đợt tăng hiện tại là “hẹp về độ rộng, lệch về trụ”, khi cổ phiếu Vingroup đóng góp hơn 75 điểm cho VN-Index, trong khi chỉ số này tăng chưa đến 43 điểm từ đầu năm đến nay.
Chỉ số VNMidcap và VNSmallcap gần như đi ngang hoặc giảm nhẹ, trong khi các mã vốn hóa lớn hồi phục mạnh. Số mã tăng giảm trên toàn thị trường cũng cho thấy tâm lý nhà đầu tư khá thận trọng: chỉ 187 mã tăng so với 285 mã giảm trong tuần.
Báo cáo từ Bloomberg Intelligence cho thấy Việt Nam là một trong những thị trường chứng khoán chịu thiệt hại nặng nhất khu vực trong tháng 4, với mức giảm 17–20% tính theo đô la Mỹ. “Mức biến động của thị trường Việt Nam đã tăng gấp sáu lần, vượt mốc 40%, lên mức cao nhất kể từ đầu năm 2021,” bà Sufianti, chuyên gia Chiến lược Cổ phiếu tại Bloomberg Intelligence, cho biết. Chỉ 29% cổ phiếu thuộc VN-Index hiện đang giao dịch trên đường trung bình 50 ngày, cho thấy nền tảng kỹ thuật của thị trường vẫn yếu.
Dù ghi nhận mua ròng trở lại trong ngắn hạn, nhưng chưa có cơ sở để khẳng định dòng vốn ngoại đã thực sự đảo chiều. Tháng 4 là tháng bán ròng thứ 15 liên tiếp kể từ tháng 2.2024, với khoảng 120.000 tỉ đồng (tương đương 4,7 tỉ đô la Mỹ) rút khỏi thị trường, theo Bloomberg Intelligence. Hai nhóm ngành tài chính và bất động sản chiếm tới 60% tổng giá trị bán ròng, trong đó tỉ lệ sở hữu của khối ngoại tại Vinhomes và Vincom Retail giảm khoảng 10 điểm phần trăm, còn tại FPT là tám điểm phần trăm.
Ngay cả khi định giá P/E thị trường ở mức 10,6 lần, thấp hơn mặt bằng khu vực, song đợt hồi phục hiện tại vẫn chưa thể xác nhận xu hướng tăng bền vững nếu dòng tiền không lan tỏa sang nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ. “Một xu hướng tăng bền vững thường đòi hỏi dòng vốn phải xoay vòng sang nhóm vốn hóa vừa và nhỏ để phản ánh niềm tin rộng khắp từ nhà đầu tư,” chuyên gia phân tích từ HSC cho hay.
Bên cạnh đó, nền kinh tế vẫn đối mặt với nhiều thách thức từ bên ngoài. Chỉ số PMI sản xuất của Việt Nam giảm còn 45,6 trong tháng 4 – mức thấp nhất kể từ tháng 5.2023. Dự báo tăng trưởng GDP cũng bị hạ từ 6,7% xuống còn 6,5% trong năm nay, do rủi ro từ thuế quan của Mỹ, bà Sufianti cho biết.
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/vn-index-phuc-hoi-nhe-nho-co-phieu-von-hoa-lon-53226.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media