Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Công nghệ
Việt Nam có nhiều lựa chọn nếu muốn tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn, công nghệ toàn cầu. Điều quan trọng là cần nhanh chóng chọn và tập trung vào con đường muốn đi để thu hẹp khoảng cách với những người đi trước.
Các diễn giả tham gia thảo luận về chủ đề hiến kế phát triển ngành Bán dẫn và AI cho Việt Nam. Hình ảnh: NIC cung cấp
Tác giả: Linh Chi
17 tháng 3, 2025 lúc 9:38 AM
Việt Nam có hai lựa chọn, hoặc tập trung phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) và mã nguồn mở - phân khúc cao, hoặc bắt đầu từ phần mềm – phân khúc đơn giản trong chuỗi cung ứng bán dẫn như bước khởi đầu. Dù lựa chọn đường nào, Việt Nam cũng phải tập trung để tìm thấy thị trường ngách dành cho mình. Đây là câu trả lời từ các đại diện ở nhiều tập đoàn công nghệ, bán dẫn khi được hỏi “Ông/bà nghĩ rằng đâu là lĩnh vực Việt Nam nên tập trung phát triển” từ ông Christopher Nguyễn, CEO Aitomatic trong phiên toạ đàm với chủ đề “Hiến kế để Việt Nam chủ động phát triển ngành công nghiệp sáng tạo bán dẫn và trí tuệ nhân tạo”
Kỹ sư Lê Viết Quốc từ Google DeepMind, người có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực AI cho biết Việt Nam nên tập trung phát triển AI, bởi đây là “một khía cạnh đổi mới sáng tạo ở phân khúc cao”. Ông Quốc khuyến khích quốc gia tiếp tục phát triển mạnh mẽ mã nguồn mở, khi Việt Nam đang tiếp cận và xây dựng nguồn tài nguyên này. Với ưu thế nguồn lực, quốc gia nên định hình là nơi phát triển điện toán đám mây, năng lượng xanh cho AI. Tương tự ông Quốc, giám đốc phát triển Kỹ thuật Bán dẫn và AI tại IBM toàn cầu, cho rằng phát triển mã nguồn mở là lựa chọn phù hợp cho cả cá nhân lẫn tổ chức. Việc hợp tác phát triển các mã nguồn mở sẽ cần nhiều năng lượng, nhân tài và kết hợp giữa các bên. “Trong tương lai, nếu tích hợp được cả AI vào bán dẫn, sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng.”
Bà Nguyễn Thị Bích Yến, chuyên gia cao cấp từ Soitec chia sẻ có “rất nhiều thứ ít phức tạp trong phần front end” – không gian để các kỹ sư Việt Nam thử sức. Bà Yến gợi ý những quốc gia như Việt Nam có thể bắt đầu từ những điều đơn giản, ngắn hạn, ví dụ đóng gói, sau đó hướng tới gắn tất cả lại thành một con chip lớn/ hoàn chỉnh. Cựu bộ trưởng bộ Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Hàn Quốc Young-Sup Joo chỉ ra, Việt Nam nên bắt đầu từ khía cạnh phần mềm, bởi yếu tố chi phí. “Bắt đầu bằng phần cứng khó khăn, đắt đỏ và tốn kém nhiều, riêng mảng thiết kế còn tốn thời gian hơn và rất khó để Việt Nam chiếm lĩnh được thị phần trong thời gian ngắn.” Tin tốt, theo ông Sup-Joo là mọi thứ đang quay về kỷ nguyên phần mềm, tạo nên lợi thế cho những quốc gia mới tham gia vào cuộc chơi bán dẫn như Việt Nam.
Dù có hai quan điểm khác nhau về lĩnh vực để bắt đầu, điều thú vị là tất cả những người tham gia vào phiên thảo luận đều đồng ý lợi thế lớn nhất của Việt Nam – chính là nguồn lực. Đại diện của Tata Electronics – doanh nghiệp sản xuất vừa có kế hoạch phát triển một nhà máy tại Ấn Độ nhận xét có nhiều điểm tương đồng giữa Việt Nam với Ấn Độ như vị trí chiến lược, tài nguyên về con người. Ông cũng chia sẻ về lộ trình phát triển ngành công nghiệp bán dẫn tại đây như một ví dụ, họ bắt đầu từ những thứ đơn giản - phần mềm, sau đó tới phần cứng, sản xuất. “Chúng ta có nhiều kỹ sư cần cù và ở nhiều giai đoạn của chuỗi bán dẫn, không nên giới hạn ở một lĩnh vực nhất định.”
Điều quan trọng nhất, theo giám đốc công nghệ từ NVIDIA cho dù Việt Nam chọn con đường nào đi chăng nữa, vẫn là “hãy tìm cách sử dụng mọi lợi thế, thay vì sao chép những gì người khác đã làm.” Ông Michael Kagen nhận định quốc gia hình chữ S đang ở những chặng đường đầu tiên, điều này tạo lợi thế cho đất nước tiếp cận những điều sẵn có, đồng thời rút ra cac bài học từ người đi trước, từ đó tạo ra một lĩnh vực ngách cho chính mình. Là người làm việc với những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hàn Quốc, ông Sup-Joo cho rằng Việt Nam phải có phương pháp tiếp cận thực tế, đúng với sở trường. “Chiến lược đúng đắn, dựa vào lợi thế cạnh tranh sẽ giúp Việt Nam bước vào chuỗi cung ứng AI và bán dẫn toàn cầu. Câu hỏi là, liệu Việt Nam có nhận ra lợi thế nào nên tận dụng.”
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/phat-trien-ai-va-ban-dan-tap-trung-thi-truong-ngach-52859.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media