Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Kinh tế
Lãnh đạo Trung Quốc mong muốn thế giới giảm thiểu các rào cản thương mại. Nhưng điều này đang đối mặt với thách thức lớn: Chính sách bảo hộ thương mại áp thuế cao từ chính phủ mới của Mỹ trong 4 năm tới.
Các công dân Trung Quốc chờ đoàn xe của Tập Cận Bình đi qua tại bãi biển Ipanema trong cuộc họp các Nhà lãnh đạo G-20 ở Rio de Janeiro vào ngày 19 tháng 11. Hình ảnh: Ludovic Marin/AFP/Getty Images
Tác giả: Thuận Đặng
20 tháng 11, 2024 lúc 5:39 PM
Giới quan sát đang chứng kiến những bất đồng đến nghịch lý tại hội nghị G20 và APEC diễn ra tại Nam Mỹ năm nay.
Tại hội nghị, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình không ngừng bày tỏ mong muốn thế giới giảm thiểu các rào cản thương mại. Nhưng điều này đang đối mặt với thách thức lớn: Chính sách bảo hộ thương mại áp thuế cao từ chính phủ mới của Mỹ trong bốn năm tới.
Tại các cuộc gặp gỡ song phương, ông Tập kêu gọi lãnh đạo các nước hợp tác bảo vệ hệ thống thương mại tự do. Trong khi đó, tổng thống Mỹ sẽ nhậm chức vào tháng 1 năm 2025 lại đe dọa sẽ áp thuế 60% lên hàng hóa Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn diện. Ông Tập cảnh báo rằng các biện pháp bảo hộ của Mỹ có thể khơi mào xu hướng tương tự từ các nước khác, làm tổn hại nghiêm trọng đến dòng chảy thương mại quốc tế.
Xuất khẩu của Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh nhất trong hai năm, nhưng các áp lực nội tại như thị trường bất động sản, giảm phát và sự cứng rắn trong chính sách thương mại của Mỹ và các nước đồng minh phương Tây khiến Bắc Kinh phải cân nhắc tái cấu trúc nền kinh tế. Các chuyên gia từ ngân hàng Goldman Sachs, nhận định việc tăng cường tiêu dùng nội địa có thể là giải pháp cần thiết nếu các rào cản xuất khẩu tiếp tục gia tăng.
Tại G20 và APEC, ông Tập nhiều lần nhấn mạnh “xóa bỏ các bức tường cản trở thương mại và đầu tư,” đồng thời thúc giục các nhà lãnh đạo các nền kinh tế phản đối chủ nghĩa đơn phương và bảo hộ. Tuy nhiên, các đối tác phương Tây, từ Canada, Úc đến Anh, lại không nhìn về mục tiêu mà ông Tập phác thảo ra mà lại bày tỏ quan ngại về các vấn đề khác như mối quan hệ Bắc Kinh-Đài Loan, đầu tư của Trung Quốc vào khu vực Mỹ Latin …
Ngược lại, ông Tập nhận được sự ủng hộ từ các nước đang phát triển thuộc khu vực Mỹ Latin. Ông Tập dự lễ khai trương cảng trị giá 1,3 tỉ USD tại Peru, thúc đẩy hợp tác kinh tế với Mexico và ghi nhận thiện chí từ tổng thống Argentina Javier Milei, người trước đây từng chỉ trích mạnh mẽ Trung Quốc.
Mặc dù đạt được tiến triển nhất định tại các nước đang phát triển, ông Tập vẫn cần vượt qua nhiều thách thức để duy trì vai trò lãnh đạo nền kinh tế lớn trên toàn cầu và cân bằng lợi ích nội địa. Trong tương lai, việc tiếp tục thúc đẩy hợp tác kinh tế đa phương và tái cấu trúc nền kinh tế sẽ là hai nhiệm vụ trọng yếu cho Bắc Kinh.
Theo Bloomberg
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/nghich-ly-tai-hoi-nghi-g20-trung-quoc-keu-goi-tu-do-thuong-mai-my-tang-cuong-bao-ho-52568.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media