Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Kinh tế
Lần đầu tiên kể từ 1959, WB bật đèn xanh cho điện hạt nhân và cân nhắc tài trợ khí đốt nhằm đáp ứng nhu cầu điện tăng vọt toàn cầu.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga. Hình ảnh: Andrey Rudakov/Bloomberg
Tác giả: Ramsey Al-Rikabi
12 tháng 6, 2025 lúc 10:30 AM
Ban điều hành Ngân hàng Thế giới đã dỡ bỏ lệnh cấm hỗ trợ điện hạt nhân và đang cân nhắc tài trợ cho hoạt động thăm dò, khai thác khí đốt tự nhiên, trong bối cảnh tổ chức này tìm cách mở rộng khả năng tiếp cận điện năng để thực hiện các mục tiêu phát triển cốt lõi.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga khẳng định trong một thông báo nội bộ rằng việc đáp ứng nhu cầu điện ngày càng tăng là “một trong những thách thức phát triển cấp bách và phức tạp nhất hiện nay.”
Theo ông Banga, quyết định về điện hạt nhân đã được ban lãnh đạo thông qua hôm thứ Ba và sẽ được thực hiện cùng với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Ngân hàng sẽ tập trung hỗ trợ kéo dài tuổi thọ các lò phản ứng hiện có ở những quốc gia đã sử dụng điện hạt nhân, đồng thời tài trợ cho việc nâng cấp lưới điện và cơ sở hạ tầng liên quan.
Ông nói thêm rằng ngân hàng cũng sẽ hỗ trợ phát triển các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR), loại lò có thể sản xuất tại nhà máy và lắp ráp tại chỗ. Các lò này được kỳ vọng sẽ có chi phí rẻ hơn và thời gian xây dựng nhanh hơn so với các lò phản ứng truyền thống.
Chính phủ các nước, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển, có thể sử dụng năng lượng hạt nhân như một nguồn điện sạch và ổn định, trong bối cảnh nhu cầu điện của họ được dự báo sẽ tăng gấp đôi vào năm 2035. Theo Ngân hàng Thế giới, để đáp ứng nhu cầu này, tổng vốn đầu tư điện hằng năm có thể tăng từ 280 tỉ đô la Mỹ hiện nay lên 630 tỉ đô la vào năm 2035. Sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo cũng được dự đoán sẽ thúc đẩy mức tiêu thụ điện trong những năm tới.
Mỹ, cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Thế giới, đã ủng hộ quyết định này. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent hồi tháng 4 cho biết công nghệ hạt nhân "có thể cách mạng hóa nguồn cung năng lượng cho nhiều thị trường mới nổi." Ông cũng kêu gọi Ngân hàng “làm hơn thế” trong việc giúp các quốc gia tiếp cận mọi loại công nghệ có thể cung cấp điện ổn định với giá cả phải chăng.
Ông Banga nhiều lần nhấn mạnh cách tiếp cận toàn diện trong chính sách năng lượng. Tuy nhiên, ông lưu ý trong thông báo hôm thứ Tư rằng việc tham gia vào lĩnh vực khai thác thượng nguồn khí đốt “cần được thảo luận thêm.”
“Cơ cấu nguồn cung có thể khác nhau,” ông nói. “Nhưng mục tiêu vẫn không thay đổi: cung cấp năng lượng với quy mô lớn, dễ tiếp cận, giá cả hợp lý và độ tin cậy cao — đồng thời kiểm soát phát thải một cách có trách nhiệm.”
Từ khi được thành lập vào cuối Thế chiến II đến nay, Ngân hàng Thế giới mới chỉ tài trợ một dự án điện hạt nhân duy nhất — một nhà máy ở miền nam nước Ý vào năm 1959.
Theo Bloomberg
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/ngan-hang-the-gioi-quay-lai-ung-ho-dien-hat-nhan-sau-hon-65-nam-53440.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media