Kinh tế

Khác biệt hai bên trong đàm phán Mỹ với Trung Quốc là gì?

Cựu Chánh văn phòng Nhà Trắng cảnh báo phong cách đàm phán trái ngược giữa ông Trump và ông Tập có thể cản trở tiến trình thỏa thuận thương mại giữa hai nước.

Tổng thống Donald Trump đi trên bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng trước khi lên trực thăng Marine One tại Washington, DC, vào ngày 30 tháng 5. Hình ảnh: Francis Chung/Politico/Bloomberg

Tổng thống Donald Trump đi trên bãi cỏ phía Nam của Nhà Trắng trước khi lên trực thăng Marine One tại Washington, DC, vào ngày 30 tháng 5. Hình ảnh: Francis Chung/Politico/Bloomberg

Tác giả: Bloomberg News

03 tháng 6, 2025 lúc 3:53 PM

Khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện phụ thuộc vào việc liệu Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình có thể vượt qua sự khác biệt cơ bản trong phong cách đàm phán của họ hay không, theo nhận định của cựu quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney.

“Vấn đề là ông Trump muốn đàm phán ở cấp cao nhất. Nhưng đó không phải cách Trung Quốc thường làm việc,” ông Mulvaney nói với Bloomberg TV hôm thứ Ba.

Phát biểu của Mulvaney cho thấy một trở ngại tiềm tàng đối với cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo, điều mà Nhà Trắng dự đoán sẽ diễn ra trong tuần này. Cuộc trao đổi trực tiếp này có thể giúp hạ nhiệt căng thẳng, vốn đang nóng dần trở lại do tranh chấp về quyền tiếp cận chip và đất hiếm, sau khi hai bên đạt được thỏa thuận tạm hoãn áp thuế trong 90 ngày.

Mulvaney, người từng giữ vai trò giám đốc ngân sách trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, cho biết ông Trump luôn ưu tiên giao tiếp trực tiếp với người đứng đầu, dù là trong kinh doanh hay chính trị. Tuy nhiên, cách tiếp cận này trái ngược với truyền thống của phía Trung Quốc, nơi Chủ tịch Tập thường để các cố vấn xử lý các vấn đề cốt lõi trước.

“Tôi không nghĩ họ có thể đạt được thỏa thuận theo cách truyền thống, tức là thông qua các kênh hậu trường,” Mulvaney nói trong một cuộc phỏng vấn bên lề Diễn đàn Đầu tư Nomura châu Á tại Singapore. “Và tôi cho rằng cũng rất khó để đạt được thỏa thuận theo cách của ông Trump, tức thông qua một cuộc đối thoại trực tiếp giữa ông và người đồng cấp Trung Quốc.”

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết hôm thứ Hai rằng hai tổng thống nhiều khả năng sẽ có cuộc điện đàm trong tuần này, song không đưa ra ngày cụ thể cho cuộc gọi “tiềm năng” này.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc chưa phản hồi yêu cầu bình luận về khả năng diễn ra cuộc gọi.

Mulvaney từng thay thế John Kelly giữ chức Chánh văn phòng trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump, nhưng không được bổ nhiệm chính thức. Trước đó, ông là nghị sĩ bang South Carolina và lãnh đạo Văn phòng Quản lý và Ngân sách từ năm 2017 đến 2020.

Ông cho rằng Mỹ và Trung Quốc có thể tìm ra cách cùng tồn tại nếu Bắc Kinh thực sự trở thành, theo cách ông gọi, “một quốc gia hàng đầu trên thế giới”.

“Họ không thể đánh cắp tài sản trí tuệ của người khác. Họ không thể buộc các công ty ký những thỏa thuận bất lợi chỉ để được làm ăn ở nước họ. Họ cũng không thể che giấu thông tin khi đối mặt với đại dịch, như đã từng làm với Covid-19,” ông nói. “Các quốc gia hàng đầu trên thế giới không hành xử như vậy. Nếu Trung Quốc muốn trở thành một quốc gia ở đẳng cấp đó, họ cần phải thay đổi.”

Theo Bloomberg

Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn

https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/khac-biet-hai-ben-trong-dam-phan-my-voi-trung-quoc-la-gi-53351.html

#thỏa thuận thương mại
#Tổng thống Donald Trump
#Chủ tịch Tập Cận Bình
#đàm phán
#căng thẳng
#giao tiếp trực tiếp
#đất hiếm
#áp thuế
#chip

Đăng ký nhận bản tin miễn phí

Liên hệ

Hợp tác quảng cáo

Chăm sóc khách hàng: (028) 888 90868

Email: cs@bloombergbusinessweek.vn

Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024

Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh

Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: (028) 8889.0868

Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn

© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media