Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Kinh tế
Hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt thỏa thuận sơ bộ chờ phê duyệt từ Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm hạ nhiệt căng thẳng thương mại và nối lại dòng chảy các mặt hàng nhạy cảm.
Howard Lutnick tại Lancaster House ở London vào ngày 10 tháng 6. Hình ảnh: Chris J. Ratcliffe/Bloomberg
Tác giả: Daniel Flatley và Annmarie Hordern
11 tháng 6, 2025 lúc 11:29 AM
Tóm tắt bài viết
Mỹ và Trung Quốc đạt được khuôn khổ thực hiện thỏa thuận thương mại tại London, tập trung vào vấn đề xuất khẩu đất hiếm. Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick tin tưởng vấn đề sẽ được giải quyết.
Cuộc đàm phán diễn ra theo đề nghị của chính quyền Trump nhằm hiện thực hóa cam kết của Trung Quốc về nới lỏng kiểm soát xuất khẩu đất hiếm, sau thỏa thuận ngừng áp thuế tại Geneva.
Mỹ sẵn sàng gỡ bỏ các hạn chế đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh cấp phép xuất khẩu đất hiếm. Vấn đề fentanyl cũng là ưu tiên của Tổng thống Mỹ.
Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 5 đã giảm 34%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2/2020. Giáo sư Josef Gregory Mahoney cho rằng tổn thất lớn nhất là niềm tin.
Thị trường tài chính phản ứng dè dặt với thông báo này. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI đạt mức cao kỷ lục, trong khi đồng đô la Mỹ suy yếu so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Tóm tắt bởi AI HAY
Các nhà đàm phán của hai nước tại London cho biết hai bên đã đạt được khuôn khổ thực hiện thỏa thuận từng được nhất trí trong vòng đàm phán trước đó tại Geneva.
Trưởng đoàn đàm phán thương mại Trung Quốc, ông Lý Thành Cương, cho biết hai phái đoàn sẽ trình kế hoạch này lên lãnh đạo hai nước.
Dù chi tiết đầy đủ của thỏa thuận chưa được công bố, phía Mỹ khẳng định họ “hoàn toàn tin tưởng” rằng các vấn đề liên quan đến xuất khẩu đất hiếm và nam châm sẽ được giải quyết.
“Sau khi hai vị lãnh đạo phê duyệt, chúng tôi sẽ bắt đầu triển khai thỏa thuận,” Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick nói với báo chí tại London sau hai ngày đàm phán kéo dài gần 20 giờ tại một biệt thự cổ gần Cung điện Buckingham.
Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer cho biết hiện chưa có cuộc họp tiếp theo nào được lên lịch, nhưng hai bên vẫn thường xuyên duy trì liên lạc và sẵn sàng trao đổi bất kì lúc nào.
Đất hiếm
Cuộc đàm phán tại London diễn ra theo đề nghị của chính quyền Tổng thống Trump, nhằm hiện thực hóa cam kết của Trung Quốc về việc nới lỏng kiểm soát xuất khẩu đất hiếm, vốn đã được đưa ra trong các cuộc thảo luận tại Geneva hồi tháng trước, khi hai nước đạt được một thỏa thuận ngừng áp thuế.
Tranh chấp xoay quanh các loại khoáng sản chiến lược đã khiến căng thẳng kinh tế Mỹ - Trung leo thang trở lại và làm dấy lên lo ngại rằng thỏa thuận thương mại mong manh giữa hai bên có thể đổ vỡ — một kịch bản sẽ đe dọa đến nền kinh tế toàn cầu.
“Chúng tôi hoàn toàn tin rằng vấn đề về đất hiếm và nam châm sẽ được xử lý trong khuôn khổ thực thi này,” ông Lutnick khẳng định.
“Trước đó, Mỹ đã áp đặt một số biện pháp hạn chế lên Trung Quốc khi nguồn cung đất hiếm bị gián đoạn,” ông nói thêm. “Theo hướng tiếp cận ‘cân bằng’ mà Tổng thống Trump đề ra, khi Trung Quốc cấp phép xuất khẩu, chúng tôi sẽ từng bước gỡ bỏ các hạn chế của mình.”
Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Trung Quốc chưa phản hồi yêu cầu bình luận.
Ông Greer cho biết vấn đề fentanyl, một trong những lý do chính quyền ông Trump viện dẫn để áp thuế lên Trung Quốc, cũng là ưu tiên của Tổng thống Mỹ. “Chúng tôi kỳ vọng phía Trung Quốc sẽ có tiến triển rõ ràng trong vấn đề này.”
Đòn bẩy chiến lược
Cuộc đàm phán tại London cho thấy vai trò ngày càng lớn của các biện pháp kiểm soát xuất khẩu trong cuộc chiến thương mại hiện đại, nơi quyền tiếp cận khoáng sản quý hay vi mạch có thể tạo ra lợi thế kinh tế đáng kể cho một quốc gia.
Trung Quốc hiện kiểm soát phần lớn nguồn cung nguyên liệu thô dùng để sản xuất nam châm và các linh kiện cho các ngành công nghệ cao như xe điện, laser và điện thoại di động.
Đòn bẩy này đã phát huy tác dụng trong những tuần gần đây, khi nhiều doanh nghiệp Mỹ than phiền về nguy cơ thiếu hụt nam châm, buộc Tổng thống Donald Trump phải yêu cầu một cuộc điện đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình.
Mỹ cáo buộc Trung Quốc trì hoãn xuất khẩu đất hiếm, dù nguyên nhân có thể xuất phát từ quy trình xử lý giấy phép tại Trung Quốc. Các quan chức thương mại châu Âu và các hãng xe cũng cảnh báo về nguy cơ gián đoạn nguồn cung từ Trung Quốc.
Đáp lại, vào tháng trước, Washington đã hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip, linh kiện động cơ phản lực, hóa chất và vật liệu hạt nhân — những biện pháp mà Mỹ sẵn sàng gỡ bỏ nếu Trung Quốc cho phép xuất khẩu đất hiếm.
Sau cuộc điện đàm giữa ông Trump và ông Tập vào tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent, ông Lutnick và ông Greer đã được cử đến London để tháo gỡ bế tắc trong cuộc đàm phán với phái đoàn Trung Quốc do Phó thủ tướng Hà Lập Phong dẫn đầu.
Mỹ và Trung Quốc hiện đã đi qua khoảng một phần ba thời gian trong thỏa thuận đình chiến kéo dài 90 ngày, nhằm tạm dừng các đòn thuế ăn miếng trả miếng gây tổn hại nặng nề cho cả hai bên. Thỏa thuận được công bố tại Geneva ngày 12.5 đã giúp giảm đáng kể mức thuế áp đặt, dù hoạt động thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn chưa trở lại bình thường.
“Chúng tôi hy vọng tiến triển đạt được lần này sẽ góp phần xây dựng lòng tin,” ông Lý phát biểu.
Theo tính toán của Bloomberg News, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 5 đã giảm 34%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2.2020, khi làn sóng dịch COVID-19 đầu tiên khiến nền kinh tế Trung Quốc rơi vào trạng thái tê liệt.
Giáo sư Josef Gregory Mahoney, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải, cho rằng tổn thất lớn nhất của cuộc chiến thương mại không phải là doanh số mà là niềm tin. Ông nói Trung Quốc đang rất thận trọng, với mục tiêu tránh bị cuốn vào “rạp xiếc” của ông Trump.
“Chúng ta đã nghe quá nhiều về các thỏa thuận khung cho đàm phán. Nhưng vấn đề cốt lõi vẫn không đổi: chip đối đầu đất hiếm,” ông nhận định. “Mọi thứ còn lại chỉ là màn múa công.”
Các thị trường tài chính nhìn chung đã phục hồi sau đợt biến động xảy ra khi ông Trump bắt đầu áp thuế từ đầu tháng 4. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI đã khép phiên ngày thứ Ba ở mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ lại ghi nhận diễn biến trái chiều, khi đồng đô la Mỹ suy yếu so với tất cả các đồng tiền chủ chốt khác.
Phản ứng ban đầu của thị trường với thông báo này khá dè dặt. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, đồng nhân dân tệ ở thị trường nước ngoài nhích lên, trong khi đồng yên gần như không thay đổi.
“Thị trường có thể sẽ đón nhận tích cực việc hai nước chuyển từ đối đầu sang phối hợp,” Charu Chanana, chiến lược gia trưởng tại Saxo Markets, nhận định. “Nhưng việc chưa có thêm cuộc họp nào được lên lịch cho thấy vẫn còn nhiều rủi ro — giờ là lúc Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập phải phê chuẩn và thực thi thỏa thuận.”
Niềm tin
Mỹ và Trung Quốc hiện đã đi qua khoảng một phần ba thời gian trong giai đoạn tạm hoãn 90 ngày đối với các mức thuế ăn miếng trả miếng gây tổn hại nặng nề cho cả hai bên. Thỏa thuận được công bố tại Geneva ngày 12.5 đã giúp giảm đáng kể các mức thuế này, song thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang bị gián đoạn.
“Chúng tôi hy vọng tiến triển đạt được lần này sẽ góp phần xây dựng lòng tin,” ông Lý phát biểu.
Theo tính toán của Bloomberg News, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 5 đã giảm 34%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 2.2020, khi làn sóng dịch Covid-19 đầu tiên khiến nền kinh tế Trung Quốc gần như rơi vào trạng thái tê liệt.
Josef Gregory Mahoney, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông ở Thượng Hải, cho rằng tổn thất lớn nhất của cuộc chiến thương mại này không phải là doanh số mà là niềm tin. Ông nói Trung Quốc đang rất thận trọng để tránh bị cuốn vào “rạp xiếc” của ông Trump.
“Chúng ta đã nghe nói nhiều về các thỏa thuận khuôn khổ cho đàm phán, nhưng vấn đề cốt lõi thì vẫn vậy: chip, và đất hiếm,” ông nhận định. “Mọi thứ khác chỉ là hình thức.”
Các thị trường tài chính nhìn chung đã phục hồi sau đợt biến động mạnh xảy ra khi ông Trump lần đầu công bố chính sách thuế vào đầu tháng 4. Chỉ số chứng khoán toàn cầu MSCI chốt phiên thứ Ba ở mức cao kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường tiền tệ lại ghi nhận diễn biến trái chiều, khi đồng đô la Mỹ suy yếu so với tất cả các đồng tiền chủ chốt khác.
Phản ứng ban đầu của thị trường với thông báo này khá dè dặt. Hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ giảm nhẹ, đồng nhân dân tệ ở thị trường nước ngoài tăng nhích lên, trong khi đồng yên gần như không có sự thay đổi.
“Thị trường có thể sẽ hoan nghênh việc hai nước chuyển từ đối đầu sang phối hợp,” Charu Chanana, chiến lược gia trưởng tại Saxo Markets, nhận định. “Nhưng việc chưa có thêm cuộc họp nào được lên lịch cho thấy vẫn còn nhiều rủi ro — giờ mọi việc phụ thuộc vào việc ông Trump và ông Tập có phê duyệt và thực thi thỏa thuận hay không.”
— Với sự hỗ trợ của Jordan Fabian, Josh Wingrove, Winnie Hsu, Colum Murphy, James Mayger, và Bill Faries
Theo Bloomberg
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/my-va-trung-quoc-dat-thoa-thuan-buoc-dau-ha-nhiet-cang-thang-thuong-mai-53425.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media