Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Công nghệ
Trong bối cảnh Mỹ muốn đa dạng hóa vị trí đặt nhà máy sản xuất vi xử lý, bốn nước châu Á đang nổi lên như ứng viên hàng đầu gồm: Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia, và Việt Nam.
Ảnh: Bloomberg
Tác giả: Kevin Varley
09 tháng 6, 2024 lúc 3:39 PM
Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, và Campuchia đang nổi lên như những ứng viên hàng đầu của năm 2023, trong bối cảnh các dây chuyền sản xuất vi xử lý bắt đầu "rục rịch" di chuyển khỏi những trung tâm sản xuất truyền thống như Đài Loan và Trung Quốc.
Sản lượng vi xử lý nhập khẩu vào Mỹ tăng 17% lên thành 4,86 tỉ đô la Mỹ trong tháng 2.2023, theo dữ liệu từ cơ quan Thống kê Mỹ, với nguồn cung ứng từ châu Á chiếm 83% trong tổng số này.
Số vi xử lý giao từ Ấn Độ tăng 34 lần lên thành 152 triệu đô la Mỹ, còn Campuchia tăng trưởng ấn tượng 698%, gần chạm mức 166 triệu đô la Mỹ của Nhật Bản, một con số chưa từng có trong những năm trước đây.
Việt Nam và Thái Lan là hai nước có thị phần lớn hơn cả trong "chiếc bánh" thị trường sản xuất vi xử lý. Việt Nam tăng 75% số vi xử lý nhập vào Mỹ, còn Thái Lan là 62%. Đối với Việt Nam, nước này chiếm 10% trong tổng số vi xử lý nhập khẩu vào Mỹ suốt bảy tháng liên tiếp.
Giới chức Mỹ ngày càng quan ngại về sự lệ thuộc ngày một tăng của nước này đối với những nguồn cung vi xử lý truyền thống đặt ở nước ngoài, chẳng hạn Đài Loan và Hàn Quốc, nhất là với công nghệ sản xuất vi xử lý mới nhất.
"Việc chúng ta lệ thuộc vào Đài Loan để làm vi xử lý thật không bền vững, và không an toàn," bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo phát biểu tại sự kiện thường niên Aspen Security Forum (Diễn đàn an ninh Aspen) ở Colorado vào tháng 7.2022.
Châu Á chiếm 83% tổng lượng vi xử lý nhập khẩu vào Mỹ trong tháng 2.2023
Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam, Campuchia có mức tăng cao nhất
Số liệu tháng 2.2023 cho thấy nước Mỹ đang đa dạng hóa nguồn cung ứng linh kiện điện tử, bao gồm việc Apple đang dần chuyển dây chuyền sản xuất iPhone khỏi Trung Quốc sang Ấn Độ. Malaysia, một "thành trì" truyền thống chuyên sản xuất vi xử lý, vẫn đứng đầu về số sản phẩm nhập khẩu vào Mỹ, nhưng đã giảm 20% thị phần trong tháng 2.2023.
Bán dẫn (semiconductor) là một cấu phần tối quan trọng trong mọi thứ, từ máy tính cá nhân đến điện thoại cho đến thiết bị gia dụng.
Mối quan hệ xấu đi giữa Washington và Bắc Kinh đã buộc cả hai nước xem xét lại chiến lược cung ứng của mình. Đài Loan, một "điểm nóng" trong quan hệ giữa hai nước, đã tăng lượng sản phẩm bán dẫn giao đến Mỹ thêm 4,3% trong năm ngoái, và chiếm 15% tổng lượng nhập khẩu vi xử lý vào nước này.
Theo Bloomberg
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/my-mo-rong-nguon-cung-san-xuat-vi-xu-ly-bon-nuoc-huong-loi-co-viet-nam-50304.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media