Một sản phẩm của BEACON MEDIA
Khám phá nhiều hơn với tài khoản
Đăng nhập để lưu trữ và dễ dàng truy cập những bài viết bạn yêu thích trên Bloomberg Businessweek Việt Nam.
Công nghệ
Căng thẳng giữa Indonesia và Apple bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái khi chính phủ Indonesia tuyên bố cấm bán iPhone 16 tại nước này.
Indonesia đang “ra tay cứng rắn” với Apple. Hình ảnh: Yasuyoshi Chiba/AFP/Getty Images.
Tác giả: Thuận Đặng
13 tháng 1, 2025 lúc 10:43 AM
Indonesia và Apple đang trong cuộc đối đầu gay gắt liên quan đến việc cấm bán Apple iPhone 16 tại thị trường đông dân thứ tư thế giới. Jakarta giữ vững lập trường cứng rắn, khiến các cuộc đàm phán trở nên phức tạp và đầy thách thức.
Căng thẳng giữa Indonesia và Apple bắt đầu từ tháng 10 năm ngoái khi chính phủ Indonesia tuyên bố cấm bán iPhone 16 tại nước này do Apple chưa đáp ứng các yêu cầu về đầu tư nội địa. Gần đây, Jakarta tiếp tục duy trì lệnh cấm bất chấp việc Apple đã đề xuất xây dựng nhà máy sản xuất AirTag trên đảo Batam.
Theo nhiều nguồn tin, Apple đã đưa ra các gói đầu tư từ 10 triệu USD đến 1 tỉ USD, nhưng vẫn không làm hài lòng chính phủ Indonesia. Các lãnh đạo cấp cao của Apple thậm chí được mời đến Jakarta để đàm phán, nhưng cuộc gặp với Bộ trưởng Công nghiệp lại bị hủy bỏ vào phút chót.
Thị phần của Apple tại Indonesia hiện chỉ chiếm 1%, trong khi 80% thị trường smartphone tại đây thuộc về các thiết bị giá rẻ dưới 200 USD. Tuy nhiên, Apple iPhone 16 không chỉ là sản phẩm, mà còn là cơ hội dài hạn để Apple thâm nhập thị trường đầy tiềm năng với dân số trẻ, yêu công nghệ và số lượng điện thoại di động vượt cả dân số.
Mặc dù vậy, rào cản lớn nhất đối với Apple là các quy định phức tạp và thủ tục hành chính rườm rà tại Indonesia. Điều này không chỉ khiến Apple gặp khó khăn, mà còn làm nản lòng nhiều doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào thị trường này.
Các đối thủ cạnh tranh của Indonesia như Việt Nam và Malaysia đang tận dụng lợi thế chính sách để thu hút các tập đoàn công nghệ lớn. Hiện tại, Việt Nam có 35 nhà cung cấp cho Apple, Malaysia có 19, trong khi Indonesia chỉ có một.
Chính phủ các nước này đã thành công trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, đơn giản hóa thủ tục và nâng cao chất lượng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho các tập đoàn như Apple. Điều này đẩy Indonesia vào thế bất lợi khi không tận dụng được tiềm năng từ dòng sản phẩm như Apple iPhone 16.
Chính quyền dường như không hài lòng khi Apple chỉ đề xuất hỗ trợ xây dựng nhà máy AirTag thay vì sản xuất các linh kiện trực tiếp liên quan đến mẫu iPhone bị cấm. Điều này phơi bày một trở ngại thường trực cho các doanh nghiệp nước ngoài được Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Indonesia chỉ ra: Khoảng cách giữa những yêu cầu của chính phủ về sản xuất nội địa và năng lực, cơ sở hạ tầng hiện tại để hỗ trợ sản xuất công nghệ cao.
Một số công ty đã đạt được sự tuân thủ các yêu cầu bằng cách đơn giản hóa quy trình, như mang sản xuất bao bì, cáp sạc, tai nghe và phụ kiện sang Indonesia. Tuy nhiên, điều này không giúp quốc gia này vươn lên chuỗi giá trị công nghệ hay hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp nội địa.
Các nhà hoạch định chính sách cần loại bỏ thủ tục rườm rà và thực thi quy định rõ ràng hơn. Đồng thời, họ cũng phải thực hiện các bước đi chiến lược nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao tay nghề lao động để tạo ra một hệ sinh thái sản xuất công nghệ cao bền vững. Việt Nam và Malaysia đã đạt nhiều thành công lớn nhờ các nỗ lực tập trung vào việc thu hút đầu tư, dù quy mô thị trường tiêu dùng nhỏ hơn nhiều. Hiện tại, Indonesia chỉ có một nhà cung cấp cho Apple, so với 35 ở Việt Nam và 19 ở Malaysia.
Cuộc xung đột này không chỉ xoay quanh việc bán iPhone tại quốc gia này. Các thị trường mới nổi như Indonesia đã trở thành chiến trường trong cuộc cạnh tranh công nghệ Mỹ-Trung. Bốn trong năm nhà sản xuất smartphone hàng đầu tại quốc gia Đông Nam Á này đến từ Trung Quốc (và nhà sản xuất thứ năm là Samsung Electronics Co. của Hàn Quốc).
Khi đầu tư và ảnh hưởng công nghệ của Trung Quốc gia tăng, sự ủng hộ dành cho quốc gia này cũng tăng theo. Hơn 73% người dân Indonesia cho biết họ sẽ chọn đứng về phía Bắc Kinh hơn Washington nếu buộc phải lựa chọn. Đây nên là hồi chuông cảnh tỉnh cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ rằng, ngay cả khi họ cố gắng thoát khỏi công nghệ Trung Quốc, phần còn lại của thế giới ngày càng phụ thuộc vào nó.
Đối với Jakarta, có giới hạn cho số chiến thắng mà nước này có thể đạt được bằng cách "bắt làm con tin" thị trường tiêu dùng lớn của mình từ các công ty công nghệ, hoặc buộc doanh nghiệp đưa ra những quyết định không hợp lý về kinh tế. Đạt được thỏa thuận với Apple sẽ gửi tín hiệu đến thế giới rằng Indonesia là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm một lựa chọn thay thế Trung Quốc.
Theo Bloomberg
Theo phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn
https://phattrienxanh.baotainguyenmoitruong.vn/iphone-16-va-cuoc-doi-dau-khong-hoi-ket-cua-apple-tai-indonesia-52704.html
Tặng bài viết
Đối với thành viên đã trả phí, bạn có 5 bài viết mỗi tháng để gửi tặng. Người nhận quà tặng có thể đọc bài viết đầy đủ miễn phí và không cần đăng ký gói sản phẩm.
Bạn còn 5 bài viết có thể tặng
Liên kết quà tặng có giá trị trong vòng 7 ngày.
BÀI LIÊN QUAN
Truy cập nhanh
Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 30/ GP-STTTT do Sở Thông Tin và Truyền Thông thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 24/12/2024
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Võ Quốc Khánh
Trụ sở: Lầu 12A, số 412 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Bàn Cờ, Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028) 8889.0868
Email: bientap@bloombergbusinessweek.vn
© Copyright 2023-2025 Công ty Cổ phần Beacon Asia Media